TRƯỜNG MN XÃ NA Ư ' TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ'

Thứ tư - 09/03/2022 12:00

TRƯỜNG MN XÃ NA Ư ' TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ'

TRƯỜNG MN XÃ NA Ư ' TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ'

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHUYÊN ĐỀ “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ

NĂM 2021-2022

 

Như chúng ta đã biết, trẻ ở độ tuổi mầm non là tuổi học nói, những nhu cầu của trẻ thông qua lời nói để đến với người lớn, chính vì thế cung cấp Tiếng việt cho trẻ, nhất là trẻ người dân tộc thiểu số là rất quan trọng. Phần đa các trẻ dân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp, nên khi đến lớp trong qúa trình cô giáo giảng dạy bằng tiếng việt thì trẻ rất khó tiếp thu bài giảng cũng như thực hiện được những chỉ dẫn, yêu cầu của cô.

          Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm ở trường mầm non xã Na Ư một xã vùng cao biên giới nghèo và 100% trẻ là người dân tộc Mông không nghe, hiểu tiếng việt cũng không giao tiếp được bằng tiếng việt. Trẻ trong lớp khi được tôi truyền thụ kiến thức trẻ không tiếp thu được bài giảng, trẻ không thực hiện được những yêu cầu, chỉ dẫn của cô giáo. Trẻ trở lên nhút nhát, rụt rè, hạn chế giao tiếp với cô giáo. Tôi đã sử dụng ngôn ngữ của trẻ để trò chuyện cùng trẻ và tôi đã tìm ra nguyên nhân chính đó là do bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ, Mà mọi nhu cầu, hành động của con người đều phải dùng ngôn ngữ chung thì mới nghe, hiểu và làm theo được.

          Vì thế bản thân tôi tự thấy mình cần tìm biện pháp giúp cho trẻ dân tộc thiểu số trong lớp biết nghe, nói và hiểu tiếng việt. Để vốn tiếng việt của trẻ được tăng lên, để trẻ giao tiếp được bằng tiếng việt với cô, với bạn và mọi người xung quanh từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi ở lớp, ở trường nên chúng tôi  đã “Tổ chức các chuyên đề hoạt động tăng cường tiếng việt theo hướng trải nghiệm cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường mầm non xã Na Ư trong năm học 2021-2022”

1. Tạo môi trường học tập tiếng việt

Phải làm sao để trẻ thực sự hứng thú tham gia vào các hoạt động học tiếng việt, trẻ nghe hiểu và nói thành thạo tiếng việt để trẻ tiếp thu bài học một cách tốt hơn. Tâm lý của trẻ là thích tìm tòi khám phá, thích những cái mới lạ. Đầu tiên là tôi tạo môi trường học tập tiếng việt trong lớp học cho trẻ. Tôi trang trí các góc trong lớp theo hướng mở mỗi đồ dùng đồ chơi và hình ảnh ở mỗi góc chơi đều được dán từ tiếng việt để chỉ tên gọi của những ĐDĐC. Trong lớp học có góc tăng cường tiếng việt riêng để cho trẻ quan sát đưa ra những nhận xét có sử dụng tiếng việt về những đồ dùng đồ chơi hay đồ vật ở góc chơi đó dưới sự hướng dẫn của cô. Trẻ được củng cố từ tiếng việt, câu tiếng việt mà trẻ đã được học qua các hoạt động làm quen với văn học, hoạt động khám phá môi trường xung quanh hay hoạt động tăng cường tiếng việt vào các buổi chiều ở mỗi góc chơi được trang trí theo hướng mở nên sau mỗi chủ đề sẽ được tôi thay đổi trang trí những đồ dùng đồ chơi phù hợp với từng chủ đề. Trẻ rất thích thú và cũng rất tò mò khám phá. Từ đó trẻ được cung cấp vốn từ tiếng việt câu tiếng việt tăng lên theo từng chủ đề.

      

Ảnh trẻ đang hoạt động thực hành nói từ tiếng việt ở các góc trong lớp

 

Ảnh góc tăng cường tiếng việt

Ngoài môi trường học tập ở trong lớp tôi đã tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường để tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng việt theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở môi trường ngoài lớp học như góc trải nghiệm sáng tạo hay góc chợ quê và góc sách chuyện cũng được trang trí dán, viết các từ tiếng việt, câu tiếng việt giúp trẻ giao tiếp bằng tiếng việt một cách tự nhiên nhất.

   

Ảnh góc trải nghiệm sáng tạo

                                        

Ảnh góc chợ quê                                        Ảnh góc sách chuyện

        Bước đầu tôi tạo môi trường học tập tiếng việt ngoài lớp học cho trẻ như các đồ dùng hay đồ chơi đều được gắn từ tiếng việt chỉ tên gọi của các đồ dùng, đồ chơi đó.

  

(Hình ảnh môi trường ngoài lớp học)

 

(Hình ảnh môi trường ngoài lớp học)

Qua việc tích cực xây dựng môi trường ngoài lớp học phù hợp với thực tế tại điểm trường tôi thấy trẻ của tôi rất hào hứng, kích thích trí tò mò của trẻ với môi trường đẹp mắt thu hút trẻ.

2. Tăng cường tiếng việt cho trẻ qua hoạt động vui chơi trải nghiệm.

Hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo, không thể thiếu ở lứa tuổi mầm non. Nhận thức được điều đó, tôi luôn chú trọng tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ. Ngoài việc tổ chức trò chơi có lời ca để cung cấp vốn từ tiếng việt cho trẻ. Tôi còn tổ chức các hoạt động vui chơi trải nghiệm cho trẻ. Thông qua các hoạt động chơi trải nghiệm này trẻ sẽ được mở rộng vốn từ, mở rộng mối quan hệ giao
tiếp với bạn, đồng thời trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động vui chơi và hoạt động học tập.

Đặc biệt khi tiến hành chơi trong các hoạt động chơi trải nghiệm cũng có sự kết hợp linh hoạt với một số phương pháp như thảo luận nhóm, đóng vai, ... Từ đó giúp trẻ hình thành những kỹ năng giao tiếp bằng tiếng việt đơn giản và cũng qua đó sẽ phát triển vốn từ tiếng việt cho trẻ.

Việc tăng cường Tiếng Việt theo hướng trải nghiệm cho trẻ được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động dưới hình thức chơi trải nhiệm, sẽ lôi cuốn được trẻ vào quá trình học tập tiếng việt một cách tự nhiên, đồng thời tăng sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động học tăng cường tiếng việt.

 

Ảnh trẻ được vui chơi trải nghiệm

 

  

Trẻ trải nghiệm chơi tung xúc xắc và làm các con vật từ lá cây

 Để tổ chức được các hoạt động vui chơi trải nghiệm để cung cấp được nhiều từ tiếng việt cho trẻ. Tôi tích cực làm nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động vui chơi cho trẻ. Tôi cũng đi sưu tầm những đồ dùng đồ chơi vật dụng hay nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Bởi vì đối với trẻ những món đồ chơi mới mẻ, lạ mắt là điểm đến, là động lực thu hút trẻ nhiều nhất. giúp trẻ hứng thú học tiếng việt hơn.

Làm đồ chơi tự tạo giúp trẻ tăng cường tiếng việt

 

 

Sưu tầm những đồ vật sẵn có ở địa phương        

3. Tăng cường tiếng việt cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.

Hoạt động trong ngày của trẻ là lúc thích hợp để tôi quan sát và nhận biết được mức độ giao tiếp bằng tiếng việt của từng trẻ. Để trẻ dân tộc thiểu số thực sự mạnh dạn giao tiếp với nhau bằng tiếng việt. tôi tiến hành cung cấp vốn từ tiếng việt cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Trong giờ đón trẻ trả trẻ hay giờ ăn, giờ ngủ tôi luôn vui vẻ, trò chuyện với trẻ, đặt ra những câu hỏi ngắn gọn để hỏi trẻ.

Tôi luôn tạo ra một không khí thân thiện giữa cô và trẻ, sự tin yêu, gần gũi đó chính là điều kích thích cho trẻ thể hiện mình một cách mạnh dạn, tự tin bên cạnh đó tôi luôn theo sát trẻ để kịp thời sửa sai uốn nắn mỗi khi trẻ hỏi hoặc trả lời không có trọng tâm hay trẻ dùng tiếng mẹ đẻ.

Khi được cung cấp vốn từ tiếng việt ở mọi lúc mọi nơi trẻ được thực hành sử dụng tiếng việt nhiều hơn. Trẻ sẽ nhớ được lâu hơn và khắc sâu vào tâm trí trẻ những kỹ năng giao tiếp bằng tiếng việt.

 

              

                                      Ảnh giờ đón trẻ và giờ ăn

4. Trao đổi, kết hợp với phụ huynh.

Bên cạnh sự nỗ lực chung sức dạy trẻ giao tiếp bằng tiếng việt của cô và trẻ khi trẻ ở lớp, ở trường. GV cũng phải phối kết hợp với phụ huynh tăng cường tiếng việt cho trẻ khi trẻ về nhà.  Bởi vì khi về nhà đa số các thành viên trong gia đình trẻ đều giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ Vì vậy tôi phải tranh thủ thời gian ngoài giờ lên lớp đến nhà gặp gỡ phụ huynh tuyên truyền với phụ huynh ở nhà nên sử dụng tiếng việt để giao tiếp với con em mình. Tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của việc sử dụng tiếng việt để giao tiếp với con mình sẽ giúp con mình tiếp thu bài giảng của cô giáo tốt hơn, con mình mạnh dạn tự tin khi sử dụng tiếng việt giao tiếp với cô giáo, với bạn, với mọi người xung quanh. Và giáo viên đã gửi các phiếu bài tập cho phụ huynh để phụ huynh dạy con tại nhà như in các bài thơ, câu chuyện, chữ cái, chữ số hướng dẫn cho phụ huynh để phụ dạy con.

Khi được nghe cô giáo tuyên truyền thì các bậc phụ huynh cũng đã quan tâm, chăm lo cho con em mình hơn và đã giao tiếp với con mình bằng tiếng việt đúng như mong đợi của tôi. Các bậc phụ huynh cũng nhiệt tình phối kết hợp với cô giáo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình.

  

Ảnh tuyên truyền vận động phụ huynh

Như vậy chúng ta có thể thấy tăng cường tiếng việt vô cùng quan trọng, không chỉ quan trọng trong năm học 2021-2022 mà quan trọng cả những năm tiếp theo của các con.  Nhà trường cũng đã và sẽ tiếp tục đổi mới môi trường, tổ chức nhiều chuyên đề tăng cường tiếng việt, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp tối ưu hơn nữa phù hợp tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu s

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây